Văn hoá Kanak

Một phụ nữ Kanak cùng bougna, một món gồm quả và cá được nướng ngầm dưới đất.

Bougna là một món ăn truyền thống của người Kanak, được nhiều người cho là món ăn dân tộc.[9] Nó được làm từ rau củ thái lát như khoai môn, sắn, khoai lang và sữa dừa.[35] Thịt lợn, thịt gà hoặc hải sản có thể được sử dụng, sau đó nguyên liệu được bọc trong lá chuối và được nấu bằng đá nóng trong lò ngầm dưới đất.[36] Các nguyên liệu địa phương khác được sử dụng trong ẩm thực Kanak gồm Rousettus (dơi) và hươu địa phương; hải sản như cá tại phá và rặng san hô (gồm dawa), cùng với tôm cua. Đậu pata là đậu cô ve trồng tại địa phương, còn na, chanhbột nghệ tây là các nguyên liệu địa phương khác.[35]

Nghệ thuật Kanak trở nên phổ biến hơn kể từ thập niên 1990 với các nỗ lực của Cơ quan Phát triển Văn hoá Kanak ADCK.[37] Các đồ gốm Lapita có niên đại từ 1500 TCN, về cơ bản đây là nghề thủ công của nữ giới và nó thường được trang trí bằng các kiểu mẫu hình học và mặt người cách điệu, song có khác biệt giữa đồ gốm miền bắc và miền nam. Nhiều cán và nước men có thiết kế rãnh được làm từ lược răng. Đồ gốm được làm từ đất sét trên các đảo.[38] Hội họa là một dạng mỹ thuật gần đây và phổ biến trong các nữ nghệ sĩ. Các nghệ sĩ nổi tiếng như Yvette Bouquet từ Koumac tạo ra các bức tranh về đề tài Thái Bình Dương và châu Đại Dương, Paula Boi có các bức tranh với phong cảnh trừu tượng hơn, còn Denise Tuvouane và Maryline Thydjepache sử dụng các dạng nghệ thuật hỗn hợp. Các nhà chờ xe buýt là nơi phổ biến để minh hoạ các bức tranh của họ.[39]

Trái: Trụ cửa Kanak (chi tiết) cho một ngôi nhà tế lễ lớn, điêu khắc Kanak. Phải: Nhà lớn Kanak với flèche faîtière tại Trung tâm văn hoá Jean-Marie Tjibaou, Nouméa.

Điêu khắc gỗ đại diện tiêu biểu cho linh hồn của văn hoá Kanak, trong đó phổ biến nhất là flèche faîtière giống một cột vật tổ nhỏ có hình dáng mang tính tượng trưng. Một công trình kỷ niệm tôn giáo nhỏ giống kiểu Stonehenge gần làng tại L'Île-des-Pins thể hiện nghệ thuật chạm khắc tôn giáo. Các vật thể bằng gỗ khác gồm các dùi cui chiến tranh khắc từ loại gỗ cứng nhất, có hình dạng đầu dương vật (casse-tete), một dùi cui mỏ chim gây chết người (bec d'oiseau), và giáo làm từ cây niaouli được dùng để đốt nhà kẻ thù.[37]

Khắc đá từ ngọc thạch hoặc serpentinit làm thành hình chiếc rìu nghi lễ đại diện cho sức mạnh và quyền lực của thị tộc. Chúng được sử dụng để chặt đầu kẻ thù trong chiến tranh và trong các nghi lễ tổ tiên mang tên Pilou. Phần dưới cùng của tay cầm đại diện cho thị tộc cụ thể và được trang trí với đá và vỏ sò. Chiếc rìu nhẵn bóng giống như đĩa. Khắc đá từ xteatit cũng phổ biến.[40] Các cây gậy dài một mét có niên đại trong khoảng 1850-1920 được sử dụng làm lối vào một ngôi làng hoặc trong các nghi thức nhảy múa. Gậy được đốt để có lớp màu đen trên các phần chạm khắc; các thiết kế chạm khắc gồm hình ảnh hình học thực từ các điệu nhảy pilou, mô hình nông nghiệp hay quang cảnh làng. Chúng cũng được nhồi cỏ ma thuật để xua đuổi ma quỷ.[40]

Tapa là một loại vải vỏ cây làm thành các miếng nhỏ, thường là từ cây đa được sử dụng để bọc tiền hạt cổ Kanak.[41] Người Kanak làm xuồng từ các thân cây bị đục rỗng và rầm chìa tàu đôi lớn với buồm tam giác, gọi là pirogues, theo truyền thống được dùng để đánh cá.[41]

Các điệu nhảy được trình diễn trong các cuộc tập hợp truyền thống của người Kanak nhằm mục đích củng cố quan hệ trong thị tộc và với tổ tiên. Nhảy múa được tiến hành dưới dạng một thông điệp hoặc một lời ghi chú, thường liên quan đến các hoạt động hàng ngày của họ hoặc các sự kiện quan trọng như sinh sản, kết hôn, cắt bao quy đầu, tù trưởng qua đời. Các vũ công vẽ nhiều màu lên mình nhằm làm vui lòng tổ tiên xem họ.[42] Mặt nạ bằng gỗ được làm từ các vật liệu địa phương như vỏ cây, lông và lá trang trí chúng tượng trưng cho một liên kết vật chất với thế giới vô hình. Lễ hội Nghệ thuật Thái Bình Dương được tổ chức mỗi bốn năm. Các vũ công được huấn luyện về nhảy múa truyền thống trong các hội thảo đặc biệt. Nhảy múa chào mừng được trình diễn rất phổ biến. Trong số các hình thức nhảy múa khác nhau, pilou-pilou là một điệu nhảy độc đáo của người Kanak, thuật lại nhiều câu chuyện của các thị tộc. Kiểu nhảy pilou-pilou của người Kanak nay hầu như biết mất, tên gọi của nó được đặt bởi các nhà truyền giáo Pháp.[42][43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kanak http://www.radioaustralia.net.au/pacbeat/stories/2... http://www.cwo.com/~lucumi/kanaky.html http://www.rnzi.com/pages/news.php?op=read&id=3052... http://www.isee.nc/population/recensement/structur... http://xt.isee.nc/xtc/xtc.php?xt=rp09indcomap http://www.conservation.org/FMG/Articles/Pages/kan... //www.jstor.org/stable/40387091 http://www.newint.org/features/1981/07/01/kanaks/ http://archives.pireport.org/archive/2005/October/... https://books.google.com/books?id=5P--54wUWp4C&pg=...